Một số cách thức lừa đảo phổ biến tại Canada mà Du học sinh thường gặp

Canada nổi tiếng là quốc gia thân thiện và mức độ an toàn cao trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số thành phần tiêu cực trong xã hội và hôm nay mình sẽ tổng hợp lại những cách thức lừa đảo (scam) được các bạn du học sinh chia sẻ và cảnh báo trên các nhóm facebook để các bạn sắp hoặc vừa mới qua Canada có sự cảnh giác hơn. 

Các bạn sinh viên vừa mới qua Canada thường sẽ mua sim để sử dụng, vì thế lừa đảo qua điện thoại là một trong loại hình lừa đảo phổ biến nhất tại Canada
Spam điện thoại/ nhắn tin và kêu là cơ quan CRA (chi cục thuế) / cảnh sát / RCMP Vancouver và thông báo rằng: 
 
Qua tin nhắn: Thuế của bạn đã hoàn thành, click đường link và submit để được nhận lại tiền thuế
Qua cuộc gọi sẽ là Bạn đang nợ thuế và sẽ bị bắt giam tạm thời nếu không thanh toán. Lệnh bắt giữ có tên bạn.
Phổ biến hơn là gọi báo bảo hiểm xã hội (SIN) của bạn đã bị ăn cắp bởi kẻ gian.
Số SIN đó được dùng vào những phi vụ bất hợp pháp ví dụ như trong một vụ lừa đảo triệu đô dính líu tới thẻ tín dụng. Bây giờ họ sẽ giúp bạn minh oan, họ báo tài khoản ngân hàng của bạn sẽ bị phong toả nên bạn phải chuyển tiền cá nhân sang một bên khác để bảo vệ tiền của mình. Sau đó hướng dẫn tới ngân hàng rút tiền, rồi bảo tới một quán cà phê có máy bitcoin (được mô tả là “một máy an toàn giữ tiền chính phủ”) và sẽ giúp “bảo vệ” tiền của bạn.
 
Một loại Scam khác là bạn sẽ nhận được cuộc gọi nói là bạn đang ở Canada bất hợp pháp và sẽ bị cảnh sát truy tố, sau đó họ bảo sẽ giúp bạn và trong vòng 1 tuần phải lánh đi nơi khác, tắt hết điện thoại không được liên lạc với bất kì ai để không bị cảnh sát truy vết được. Sau đó những kẻ lừa đảo gọi về cho gia đình bạn ở nước ngoài, nói là con của ông bà bị chúng tôi bắt cóc và thế là bố mẹ bạn bị tống tiền, mất tiền oan.
 
Một loại scam khác khá tinh vi được một bạn du học sinh Việt Nam chia sẻ trên cộng đồng về quá trình thực hiện scam được bạn thuật lại như sau:
“Hôm nay có một số gọi đến tự xưng là nhân viên của RICC – Bộ di trú Canada (+1-888-242-2100, nếu các bạn tra số này thì các bạn sẽ thấy đó là số điện thoại tổng đài của RICC). Họ thông báo cả họ tên và số ID đang làm việc trong chính phủ và thông báo rằng họ nhận được report từ Toronto Police Service rằng có người báo cáo mình phạm tội, vì mình là người nhập cư nên trường hợp của mình sẽ được chuyển lên Bộ Di Trú để xử lý.
 
Những kẻ lừa đảo này không đi vào hỏi trực tiếp số SIN hay số tài khoản ngân hàng của bạn khiến bạn nghi ngờ đó là Scam mà họ sẽ đưa ra những câu hỏi khiến bạn tưởng rằng đang phục vụ cho quá trình điều tra như: Có chuyển tiền cho ai không? Có nhận tiền từ tổ chức chính trị nào ko? Có đi du lịch trong những nước có phần từ khủng bố không? Có tiết lộ số SIN cho ai không?, có bao giờ bị hack tài khoản không? Có gây ra tai nạn hay có thù ghét ai không?… hoàn toàn không có một tí thông tin cá nhân nào ở đây hết.
 
Những kẻ này còn hướng dẫn và điều hướng bạn vào trang web của RICC để đọc các quy định, quy trình về trục xuất và bắt giữ một người nhập cư giống như là họ là một nhân viên của RICC thật sự. Đến lúc này thì mình gần như tin đây là chính là nhân viên của RICC. Họ còn hướng dẫn mình tìm luật sư để bào chữa vì đó sẽ là cách để bảo vệ quyền lợi của mình. Họ rất bình tĩnh và không hề đề cập đến chuyện tiền bạc.
Trong lúc đó, tiếp tục có một số 416-808-3800 accent Ấn Độ (nếu các bạn tra thì đó là số của Toronto Police Service hẳn hoi luôn), nói là mình đang bị tình nghi và họ đang chạy thẳng đến địa chỉ nhà mình để bắt giữ (đọc hẳn ra số nhà mình đang ở đúng cả unit luôn). Và trong cuộc điện thoại mình còn nghe cả tiếng còi hú của xe cảnh sát như thật ấy. Mình mới trả lời mình đang nói chuyện với nhân viên của Bộ Di Trú và họ yêu cầu mình bảo Bộ Di Trú gửi mail xác nhận trong vòng 1 tiếng tới. Và họ nói là sau cuộc gọi này họ sẽ chỉ nói chuyện và làm việc với luật sư của mình (vấn đề bắt đầu từ đây).
Mình tắt máy và gọi điện lại cho nhân viên “đểu” của RICC và tường thuật lại những gì họ yêu cầu và họ yêu cầu mình phải chuyển $2800 để thuê luật sư trong vòng 1 tiếng tới, nếu không thì họ sẽ đến bắt giữ mình. Lúc này thì bắt đầu mới lộ mặt ra hẳn hoi vì bọn chúng bảo mình phải đi rút gấp, ko được đi bus mà phải bắt uber càng sớm càng tốt, ko được cúp phone và giữ bí mật. Ngồi bình tĩnh và xâu chuỗi lại chi tiết với chị chủ nhà về quy trình bắt người thì mình mới nhận ra đây là hoàn toàn 100% scam. Mình còn gọi lên Toronto Police Service để confirm cho chắc.
 
Chiêu trò càng ngày càng tinh vi, ban đầu bọn chúng không cho thấy dấu hiệu của scam hết nên mình vẫn tiếp chuyện bình thường nhưng luôn giữ khoảng cách trong việc tiết lộ các thông tin mật. Vì đang trong giai đoạn chờ Work Permit nên mình nghĩ là RICC có thể liên lạc mình. Những lần trước mình có nhận được vài cuộc gọi scam nhưng từ số cá nhân nên mình biết chắc đó là scam, còn lần này nó làm giả hẳn số của RICC và Toronto Police Service.
Hy vọng sau kinh nghiệm của mình các bạn đừng để mất tiền và bình tĩnh đối phó với bọn nó. Một người bạn Nhật Bản của mình đã mất $2200 cũng trong một tình huống tương tự nhưng bọn nó mạo danh là CRA. Sau lần này mình rút ra bài học là bất kì cơ quan chính phủ sẽ hiếm khi gọi điện cho bạn cho dù bất cứ gì xảy ra, mình cứ chủ quan vì trong giai đoạn COVID nên họ sẽ phá lệ để tiến hành hồ sơ nhanh.”
 
 

Bài học rút ra là gì?

  • CRA không bao giờ gửi tin nhắn thông báo thuế hay đe doạ tống tù nếu chưa khai thuế.
  • Không tiết lộ số SIN cho bất kì ai trên điện thoại trừ khi là bạn gọi trực tiếp cho cơ quan chính phủ và được yêu cầu.
  •  Chính phủ chỉ yêu cầu thanh toán qua debit/credit/ hoặc Paypal thông qua nhà cung cấp dịch vụ thứ 3 chứ không bao giờ yêu cầu thanh toán bằng E-transfer/Bitcoin/ thẻ Itunes…
  • Gặp chuyện gì cũng bình tĩnh và không biết thì hãy hỏi bạn bè và mọi người xung quanh trước khi làm bất cứ chuyện gì, nhất là liên quan đến tiền;
  • Nghe giọng chuyên viên Ấn Độ thì nên hết sức cảnh giác, đa phần các cuộc Scam đều là người Ấn Độ nói chuyện. Chính phủ từng bắt được đường dây scam call center từ tít Mumbai – Ấn Độ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.